28/06/2021
Như chúng ta đã biết khi truyền tờ khai hải quan điện tử thì hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai vào các luồng: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Trong số đó thì tờ khai luồng đỏ sẽ khó xử lý và mất thời gian nhất để thông quan. Hôm nay Cypress Logistics xin hướng dẫn các bạn quy trình xử lý tờ khai luồng đỏ. Cypress Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu nhanh nhất, chất lượng, uy tín và giá tốt nhất!
Theo cơ quan Tổng cục Hải quan, nguyên tắc phân luồng cho hàng hoá được dựa trên sự đánh giá rủi ro. Cụ thể, khi doanh nghiệp mắc phải một trong các lỗi sau đây, tờ khai sẽ lập tức bị phân luồng vàng, luồng đỏ:
- Trong quá trình khai báo thủ công, người đại diện doanh nghiệp đã khai báo sai thông tin trên tờ khai so với chứng từ, hồ sơ gốc. Thông tin về tên hàng không rõ ràng, không phù hợp với mã số hàng hoá đã đươc quy định.
- Doanh nghiệp nợ thuế, đang trong tình trạng bị cưỡng chế thuế, bị ấn định thuế.
- Doanh nghiệp thường xuyên bổ sung tờ khai, sửa thông tin tờ khai hoặc huỷ tờ khai, không tiến hành làm theo những quy định về thủ tục đối với các tờ khai đã khai báo.
+ Tổ chức buôn lậu, có hành vi vận chuyển hàng hoá qua biên giới trái phép.
+ Doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế, có dấu hiệu trốn thuế.
+ Doanh nghiệp không chấp hành những quy định của cơ quan hải quan trong suốt quá trình thực hiện làm thủ tục thông quan ho lô hàng. Nộp chứng từ không đúng thời hạn yêu cầu.
+ Doanh nghiệp có hành vi đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra với hàng chưa kiểm tra.
+ Doanh nghiệp có hành vi làm giả niêm phong hải quan, tự ý phá niêm phong hải quan khi chưa có lệnh của đơn vị hải quan.
+ Doanh nghiệp không chấp hành, không hợp tác với hải quan để cung cấp những thông tin cần thiết.
Khi tờ khai bị luồng đỏ, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hàng hóa và đầy đủ giấy tờ liên quan đến lô hàng để cán bộ hải quan tiến hành kiểm hóa lô hàng.
Ở thời điểm hiện tại, cơ quan hải quan Việt Nam đang áp dụng 2 hình thức kiểm hoá, đó là kiểm hoá thủ công và kiểm hoá bằng thiết bị soi chiếu. Cụ thể như sau:
Kiểm hoá bằng máy soi chiếu là hình thức kiểm hoá có sử dụng phần mềm tự động. Doanh nghiệp sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục cần thiết để kéo hàng đến trạm máy soi. Đối với hình thức này, container sẽ không cần cắt chì niêm phong. Cơ quan hải quan sẽ dựa vào kết quả thu được sau quá trình phân tích để quyết định lô hàng có đủ điều kiện thông quan hay không.
Nếu có bất cứ dấu hiệu sai trái nào, lô hàng sẽ được đưa qua bộ phận kiểm hoá thủ công. Với việc phải kiểm tra 2 lần, doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian.
Khác với kiểm hoá tự động bằng máy soi, kiểm hoá thủ công sẽ yêu cầu doanh nghiệp đưa các container hàng hoá đến nơi bãi được chỉ định. Cơ quan hải quan sẽ cử người xuống tận nơi, tiến hành cắt chì niêm phong và bắt đầu kiểm tra. Tuỳ vào từng mặt hàng cùng mức độ rủi ro về giá, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra một phần lô hàng mà thôi. Có thể là 5% hoặc 10%. Lô hàng kiểm tra sẽ được chỉ định ngẫu nhiên. Đối với những lô hàng nhạy cảm thì cơ quan hải quan bắt buộc phải kiểm tra 100% lô hàng.
Doanh nghiệp cần hết sức chú ý những vấn đề sau để đảm bảo quá trình kiểm tra hàng hoá thuận lợi:
+ Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng trước khi tiến hành kiểm hoá. Doanh nghiệp nên sắp xếp cho người xuống trực tiếp bãi hạ container và chỡ sẵn ở đó, chờ nhân viên hải quan xuống kiểm tra.
+ Chú ý những thông tin cần giải trình rõ ràng cho cơ quan hải quan như quy cách đóng gói, giá mua, thuế khai báo, số lượng, chủng loại mặt hàng,...
+ Chú ý đến tam nhãn của sản phẩm. Đây là vấn đề mà nhân viên hải quan sẽ chú ý đầu tiên trước khi tiến hành kiểm hoá chi tiết.
+ Mang theo những dụng cụ cần thiết để niêm phong container lại sau khi quá trình kiểm hoá kết thúc.
Quy trình kiểm hoá hàng luồng đỏ mà hải quan sẽ tiến hành như sau:
+ Kiểm tra hải quan về tên hàng và mã số HS có đúng với hồ sơ khai báo và mã HS quy định hay không.
+ Kiểm tra về số lượng lô hàng. Khi máy soi không xác định được hết số lượng và khối lượng lô hàng, hải quan sẽ phải nhờ đến kết quả thương nhân giám định để tiến hành kiểm hoá.
+ Kiểm tra chất lượng hàng hoá. Cơ quan hải quan sẽ lấy mẫy hàng hoặc dựa vào các tài liệu catalogue của sản phẩm để đánh giá chất lượng hàng hoá. Nếu kết luận của thương nhân và hải quan không có sự đồng nhất, vấn đề này có thể khiếu nại lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Kiểm tra giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu lô hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những lô hàng mà mình xuất nhập khẩu đều có tên trong danh mục hàng được phép nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Phải có giấy phép xuất nhập khẩu để trình lên coq quan hải quan.
+ Đối với các lô hàng có tên trong danh mục phải tiến hành kiểm tra nhà nước về các loại hình thuộc kiểm tra chuyên ngành, hải quan sẽ dựa vào giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành để tiến hành kết luận làm thủ tục thông quan cho lô hàng đó.
+ Kiểm tra xuất xứ hàng hoá: Thông tin mục này đã được nêu rõ tại Điều 15 Nghị định 19/2006/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 20/02/2006.
+ Kiểm hoá sẽ tiến hành kiểm tra về thuế suất hải quan.
+ Trong trường hợp hàng tạm nhập tái xuất hoặc tái xuất tạm nhập, doanh nghiệp sẽ cần mô tả và cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại, xuất xứ, chụp ảnh nguyên trạng lô hàng,...
Tại sao khi tìm kiếm một đơn vị dịch vụ xuất nhập khẩu thì bạn nên lựa chọn Cypress Logistics?
Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ xuất nhập khẩu nhanh nhất và nhận các báo giá cụ thể nhất thì các bạn liên hệ với Cypress Logistics để được tư vấn rõ ràng nhé.
28/05/2021
18/05/2021
04/06/2021