Mới nhất

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ bạn cần biết 2021

18/05/2021

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu là tổng hợp những chứng từ liên quan tới hàng hóa gồm chứng từ vận tải, chứng từ theo hàng, chưng từ liên quan tới thanh toán được 2 bên mua bán chuẩn bị xuất trình cho cơ quan chức năng khi thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vậy bộ chứng từ xuất khẩu gồm những gì, những chứng từ nào bắt buộc phải có những chứng từ nào không cần bắt buộc các loại chứng từ này xin ở đâu do ai phát hành là vấn đề nhiều bạn quan tâm bài viết này, VinaTrain xin chia sẻ với bạn đọc kiến thức ngắn gọn và thực tế nhất về bộ chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Những chứng từ bắt buộc trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần chuẩn bị

 Hợp đồng thương mại (Contract)

Đây là chứng từ đầu tiên giữa bên mua và bên bán. Là văn bản thỏa thuận của 2 bên. Đây là chứng từ quan trọng nhất là căn cứ xác định trách nhiệm, rủi ro và chi phí giữa các bên mua bán  liên quan tới hàng hóa thanh toán.

Chứng từ này do người bán phát hành hoặc có thể người mua phát hành đều được.

bộ chứng từ xuấy nhập khẩu
Hợp đồng thương mại

 Hóa đơn thương mại ( Invoice)

Là chứng từ có giá trị thanh toán trong bộ chứng từ, người bán dùng để đòi tiền người mua, hải quan dựa vào INV để xác định giá xuất nhập khẩu cơ bản người xuất nhập khẩu sẽ dựa vào giá trị trên INV để kê khai giá trị hải quan. INV có đầy đủ nội dung: tổng số tiền, phương thức thanh toán. Ngày phát hành INV phải sau hoặc cùng với ngày phát hành hợp đồng ngoại thương.

bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Hóa đơn thương mại

 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Phiếu đóng gói hàng hóa là chứng từ được lập sau khi đóng hàng dùng để kiểm kê hàng hóa tại đầu nhập, hải quan dùng chứng từ này để làm căn cứ đánh giá thực tế xuât nhập khẩu của công ty có đúng như khai báo không.

Dựa vào Packing List sẽ biết được kế hoạch khai thác hang, phương tiện vận tải, bố trí công nhân , kho bãi nếu cần.

bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Packinglis

 Vận đơn (Bill of Lading)

Vận đơn là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải như tàu biển. máy bay.. do hãng tàu hoặc hãng bay phát hành gọi là vận đơn chủ ( MBL / MAWB) ngoài ra các công ty FWD cũng có thẻ phát hành vận đơn thứ để theo dõi tình tình vận tai hàng hóa ( HBL/ HAWB).

Vân đơn là căn cứ để các bên vận tải có trách nhiệm với chủ hàng khi xảy ra trouble liên quan tói quá trình vận tải.

Bill of Lading

 Tờ khai hải quan (Customs Declaration)

Đây là chứng từ để kê khai các mặt hàng hóa với cơ quan hải quan. Hàng hóa xuất nhập khâu sẽ có 2 tờ khai đối ứng là tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu. Có các cách phân loại tờ khai hải quan cơ bản như sau:

tờ khai hải quan
  • Luồng xanh

Không phải kiểm hóa, người khai phải xuống hải quan để kiểm tra thuế đã nổi trong tài khoản của kho bạc hay chưa. Khi đó, bạn có thể xuống cảng lấy hàng.

  • Luồng vàng

Chủ hàng xuấttrình tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại. Ngoài ra, có thể phải nộp thêm chứng từ vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng,…

  • Luồng đỏ

Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, người khai vừa bị kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa. Luồng đỏ ở kết quả sẽ gây tốn chi phí, thời gian và công sức của 2 bên.

Nếu có nghi vấn về hàng hải quan sẽ tiến hành nghiệp vụ bẻ luồng để tiến hành kiểm hóa hàng theo quy định.

Các chứng từ xuất nhập khẩu thường theo lô hàng cần biết

 Thư tín dụng (L/C)

Là thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết sẽ trả tiền đúng hạn cho người xuất khẩu trong thời gian nhất định.Đây là một trong các hình thức thanh toán chặt chẽ có lợi cho người xuất khẩu thường xuyên được sử dụng trong thương mại quốc tế.

Khi sử dụng L/C người mua sẽ phải ký quỹ tiền vào tài khoản để dùng cho việc trả tiền hàng cho người xuất khâu trước khi hàng được gửi đi như vậy người bán không lo tình trạng hàng đi nhưng người mua từ chối nhận hàng hoặc nhân hàng mà không thanh toán.

 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)

Là chứng từ bảo hiểm do 2 bên mua bán có thẻ mua tự nguyện hoăc bắt buộc phụ thuộc vào các điều kiện trong incoterm, đối với term CIF và CIP thì người bán phải có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc cho người mua.

 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/0 được dùng để chứng minh nguồn gốc của hàng  có 2 loại C/o Form được hưởng ưu đãi thuế quan tại nước nhập khẩu và C/0 không được ưu đãi cả 2 loại này đều có chức năng chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa. Đây là chứng từ rất quan trọng.

 Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate) Và chứng thư hun trùng ( Fumigation Certificate)

Là loại chứng nhận do cơ quan kiểm dịch cấp để xác nhận lô hàng đã được kiểm dịch với mục đích ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia. Đây là chứng từ bắt buộc với một số nước nhập khẩu, hoặc đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật, đông vật được đựng bằng pallet gỗ. Thời gian làm hung trùng cho hàng mất từ 12 -24h.

Một số chứng từ khác trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu

 Chứng nhận kiểm định (CA – Certificate of analysis )

 Chứng nhận kiểm định chất lượng (CQ – Certificate of Quality)

 Chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, phân tích phân loại

Tem nhãn năng lượng cho hàng hóa …

Bạn đọc có thể tham khảo full bộ chứng từ xuất khẩu cho lô hàng vận tai đường biển tại đây những chứng từ cần chuẩn bị:  BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU 

Bài viết bộ chứng từ xuất nhập khẩu do Cypress trình bày nhằm chia sẻ tới mọi người những kiến thức về xuất nhập khẩu mà chúng tôi đã tích góp được sau nhiều năm làm việc. Hi vọng với những thông tin trên thì các bạn cũng hiểu cũng như biết cách điền tờ khai hải quan để tiết kiệm chi phí và thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0915 682 088 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.  

Bạn cần quan tâm thêm về chủ đề gì vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết/.

Trân trọng !

Hotline +84-91-568-2088
Room 2,9Floor , Ngoc Khanh Plaza, No 1 Pham Huy Thong, Ngoc Khanh Ward, Ba Dinh District, Ha Noi City, Viet Nam
Đang tải...