14/05/2021
Đối với những đơn vị, cá nhân đã có kinh nghiệm sẽ quen với việc thông quan hàng hóa, một ngày có thể làm nhiều bộ tờ khai sẽ thấy đơn giản, bình thường. Tuy nhiên, đối với những đơn vị, cá nhân chưa làm bao giờ hoặc mới làm những lô hàng đầu tiên sẽ cảm thấy khó khăn, vướng mắc và không biết bắt đầu từ đâu, thực hiện như thế nào hoặc là phải mất nhiều thời gian để hoàn thành xong thủ tục cần thiết.
- Khai sai các thông tin trên phần mềm VNACCS: một số thông tin có thể chỉnh sửa nhưng cũng có một số thông tin khi đã khai trên phần mềm không thể chỉnh sửa, bổ sung được. Khi này, người khai chỉ có thể khai lại tờ khai mới khiến mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi tờ khai đã được đóng thuế phải khai lại tờ khai mới thì phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh thuế.
- Áp mã số hàng hóa (mã HS) chưa chính xác: trong biểu thuế có rất nhiều hàng hóa trong đó một vài loại hàng có cùng mô tả ở nhiều mục khác nhau tương ứng với thuế suất khác nhau dễ khiến người khai hải quan bị nhầm lẫn, nhất là những ai chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Theo nguyên tắc thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất nên người khai phải kỹ lưỡng để tìm ra mã số phù hợp cho mặt hàng đó. Chủ hàng luôn có tâm lý áp mã HS có thuế suất thấp nhất còn hải quan thì ngược lại áp mã HS có thuế suất cao nhất, vì vậy người khai hải quan phải thật tỉnh táo và vững kiến thức chuyên môn để làm chủ việc khai báo của mình.
- Các lỗi trên bộ chứng từ không khớp nhau. Sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Do đó, người khai hải quan phải cẩn thận, kiểm tra kỹ thông tin bộ chứng từ về các sai sót trên, thông báo cho các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh trước khi khai hải quan.
- Các lỗi thường gặp trân C/O: trên C/O ghi trị giá FOB thể hiện bằng đồng USD nhưng một số trường hợp lại khi không khớp trị giá khác (EXW, CNF, CIF,…) với hợp đồng và invoice. Trường hợp C/O được phát hành bởi bên thứ 3 thì số invoice phải là số của bên bán hàng chứ không phải số invoice của người gửi hàng phát hành và phải được đánh dấu () vào ô “Third Party Invoicing”… Nếu tờ khai có các lỗi trên thì C/O sẽ không được chấp nhận.
- Ngoài ra, còn có các lỗi thường gặp khi kiểm tra hàng hóa như: hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng, cont bị sai Seal, không có tem nhãn hoặc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Vì vậy, người khai hải quan cần phải có kinh nghiệm để xử lý cách sự cố kịp thời, tránh phát sinh chi phí không đáng có và có thể mất nhiều thời gian để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.
Tóm lại, quá trình thông quan hàng hóa trải qua trình tự các bước từ khâu tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, xin giấy phép, khai báo tờ khai, đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm tra – kiểm hóa, lấy mẫu hàng hóa, chuẩn bị sắp xếp phương tiện nhận hàng, bổ sung kết quả kiểm tra nhà nước,… đòi hỏi người khai hải quan, người làm dịch vụ khai thuê hải quan phải có sự sắp xếp logic, hợp lý để toàn bộ quá trình thực hiện trong thời gian ngắn nhất.
Nếu vẫn cảm thấy chưa yên tâm về năng lực thông quan của mình hoặc muốn hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan, CYPRESS sẽ thay bạn làm nhiệm vụ này một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần cung cấp chứng từ, thông tin hàng hóa cho chúng tôi và yên tâm để chúng tôi giúp bạn làm thủ tục hải quan. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0915 682 088 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
18/05/2021